Điều trị Glocom
Bệnh glôcôm là bệnh gì?
Bệnh Glôcôm là một nhóm bệnh do nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây tổn thương không hồi phục thần kinh thị giác, có thể
dẫn đến mất thị lực và mù lòa, trong giai đoạn toàn phát có 3 dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái, những dấu hiệu đó là:
– Nhãn áp tăng cao từ 25mmHg trở lên.
– Thị trường thu hẹp.
– Soi đáy mắt có dấu hiệu lõm teo đĩa thị.
Bệnh Glôcôm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể tránh khỏi mất thị lực và thị trường nghiêm trọng.
Glôcôm, còn được gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta cũng như trên thế giới.
Đây là bệnh lý của thần kinh thị giác tiến triển mạn tính, đặc trưng bởi sự chết dần của TB hạch võng mạc, biểu hiện bằng sự teo lõm đĩa thị giác, tổn hại thị trường đặc hiệu và thường liên quan đến một tình trạng nhãn áp cao.
2. Những nguyên nhân gây bệnh Glocôm là gì?
– Bệnh Glôcôm không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt và/hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.
– Điều này có thể do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt.
– Tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn tới bệnh Glôcôm tuy nhiên không phải ai cũng bị Glôcôm khi mắc chứng tăng áp suất thủy dịch.
– Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glôcôm bao gồm:
+ Tuổi tác: khoảng 10 người trên 75 tuổi có 1 người bị mắc bệnh
+ Dân tộc: những người có nguồn gốc châu Phi, Caribbean hoặc châu Á có nguy cơ cao bị bệnh Glôcôm hơn những người ở nơi khác.
+ Di truyền
3. Glôcôm có bao nhiêu loại?
Bác sỹ chuyên khoa khám mắt cho bệnh nhân Glocom
Gồm 2 loại nguyên phát và thứ phát.
3.1 Glôcôm nguyên phát (được quan tâm nhiều nhất), bao gồm:
– Glôcôm góc đóng nguyên phát (hay gặp ở Việt Nam).
+ Bệnh xảy ra do góc thoát thuỷ dịch của mắt bị đóng hoàn toàn.
+ Điều này khiến cho mắt bị gia tăng áp suất đột ngột, rất nguy hiểm cho bệnh nhân.
+ Người bị Glôcôm góc đóng thường đau mắt, đau đầu, xuất hiện quầng sáng xung quanh khi nhìn vào bóng đèn, buồn nôn… Khi gặp phải các triệu chứng này, cần đưa người bệnh đi đến bệnh viện ngay.
– Glôcôm góc mở nguyên phát.
+ Bệnh xảy ra do bị tắc nghẽn không hoàn toàn ở góc thoát thuỷ dịch của mắt khiến tăng áp suất mắt.
+ Điều này lâu ngày sẽ khiến các dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Quá trình này diễn ra từ từ và không gây đau đớn. khiến bệnh nhân khó nhận biết được triệu chứng bệnh.
3.2 Glôcôm thứ phát:
Xuất hiện sau những rối loạn tại mắt và toàn thân, như Glôcôm do chấn thương, do viêm màng bồ đào, do bệnh lý của thể thuỷ tinh, …
4. Triệu chứng của glocôm như thế nào?
Với mỗi thể bệnh, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau:
– Glôcôm góc đóng cơn cấp:
+ Khởi phát đột ngột
+ Đau nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên
+ Nhìn thấy mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ.
+ Sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không ghèn
+ Mi mắt sưng nề, mắt đỏ, giác mạc phù, tiền phòng nông, đồng tử dãn méo mất phản xạ với ánh sáng, thể thuỷ tinh phù đục.
+ Sờ tay thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi.
+ Một số trường hợp glôcôm có kèm theo một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vã mồ hôi…
Những dấu hiệu toàn thân có thể khiến người bệnh lầm tưởng là cảm sốt, chủ quan tự chữa trị, khi tới viện thì đã mù hoàn toàn.
– Glôcôm góc đóng bán cấp:
+ Bệnh xuất hiện từng đợt, các triệu chứng giống như Glôcôm góc đóng cơn cấp, nhưng ít dữ dội hơn
+ Những cơn đau nhức mắt, nhức đầu thoáng qua kèm nhìn mờ, qua cơn thị lực trở lại bình thường, nhưng tần suất, mức độ các cơn tăng dần, đồng thời thị lực ngày càng giảm, tổn thương thị trường và đĩa thị
– Glôcôm góc đóng mạn tính: rất ít gặp
+ Bệnh thể hiện thầm lặng.
+ Bệnh nhân không có đau nhức mắt, chỉ có dấu hiệu nhìn mờ dần. Đôi khi bệnh nhân phát hiện được do tình cờ bịt một mắt thấy mắt kia không nhìn thấy gì
+ Đa số bệnh nhân khi đến khám thị lực đã giảm nặng hoặc mất hoàn toàn.
– Glôcôm góc mở:
+ Bệnh âm thầm tiến triển mạn tính.
+ Lần lượt qua từng giai đoạn, người bệnh không nhận thấy sự giảm sút thị lực, do đó thường đến khám ở giai đoạn muộn khi bệnh đã nặng.
+ Đa số bệnh nhân không đau nhức mắt hay đau nhức đầu, một số có cảm giác nặng, căng tức mắt thoáng qua, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ, các biểu hiện
+ xuất hiện thành từng cơn ngắn rồi tự hết, khiến bệnh nhân chủ quan không đi khám.
5. Làm thế nào để phát hiện ra bệnh Glôcôm?
Bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, đồng thời tiến hành:
+ Đánh giá thị lực của bệnh nhân.
+ Soi góc tiền phòng, ước lượng độ sâu góc tiền phòng bằng nghiệm pháp Henrick.
+ Đo nhãn áp.
+ Đo thị trường.
+ Soi đáy mắt hoặc chụp OCT bán phần sau (chụp cắt lớp gai thị, đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc).
6. Biến chứng của bệnh nếu không điều trị là gì?
Nếu không điều trị sẽ dẫn đến mù lòa.
7. Điều trị bệnh Glôcôm bằng cách nào?