MỔ ĐỤC THỦY TINH THỂ: CHỈ ĐỊNH, QUY TRÌNH VÀ CHĂM SÓC PHỤC HỒI
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực và mù lòa đứng đầu thế giới và Việt Nam. Bệnh đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở người trên 50 tuổi. Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn để điều trị bệnh. Vậy chỉ định, quy trình và chăm sóc phục hồi mổ đục thủy tinh thể như thế nào?
Mổ đục thủy tinh thể là gì?
Mổ đục thủy tinh thể là phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm loại bỏ thủy tinh thể vẩn đục, suy yếu giúp mắt trở về hoạt động bình thường. Phẫu thuật đục thủy tinh thể an toàn, ít biến chứng và người bệnh có thể về ngay trong ngày.
Thủy tinh thể ở người bình thường sẽ trong suốt và đục khi mắc bệnh. Đục thủy tinh thể gây ảnh hưởng đến thị lực và có nguy cơ mù lòa nên cần được điều trị sớm.
Tại sao cần mổ mắt đục thủy tinh thể?
Bệnh đục thủy tinh thể gây mờ mắt, cản trở các hoạt động thường ngày nên cần được phẫu thuật. Mổ thủy tinh thể giúp mắt người bệnh trở về trạng thái bình thường và tránh các biến chứng về sau.
Một số trường hợp, đục thủy tinh thể gây khó khăn cho bác sĩ khi kiểm tra phía sau mắt để theo dõi hoặc điều trị các bệnh khác, chẳng hạn thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hoặc bệnh võng mạc tiểu đường sẽ được chỉ định mổ.
Đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến thị lực và có nguy cơ gây mù lòa
Đối tượng chỉ định mổ đục thủy tinh thể?
Đối tượng được bác sĩ chỉ định mổ mắt đục thủy tinh thể bao gồm:
1. Thị lực dùng kính kém hơn 20/40 (< 6/12)
Các trường hợp suy giảm thị lực do đục thủy tinh thể dưới mức 20/40 (<6/12) sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Ký hiệu 20/40 (6/12) trên bảng đo thị lực Snellen cho biết bệnh nhân đục thủy tinh thể chỉ đọc ký tự tại dòng đó ở khoảng cách 6 mét, người bình thường có thể đọc ở khoảng cách 12 mét.
Tại Việt Nam, phổ biến cách ghi thập phân từ 1/10 đến 15/10, vì vậy, khi quy đổi từ bảng đo thị lực Snellen 20/40 tương đương với 5/10.
Do đó, khi người bệnh bị đục thủy tinh thể gây suy giảm thị thực dưới mức 5/10 sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
2. Thị lực giảm đáng kể
Phẫu thuật đục thủy tinh thể được khuyến khích cho người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Để đánh giá tầm nhìn của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đọc biểu đồ mắt và kiểm tra ánh sáng chói hoặc mờ liệu có gây bất kỳ khó khăn đến thị lực hay không.
Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể
1. Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (Phaco)
Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng siêu âm (mổ phaco) là phương pháp phổ biến nhất. Bác sĩ tiến hành tạo một lỗ rất nhỏ ở góc ngoài giác mạc. Sau đó, dùng một đầu dò cực nhỏ phát ra sóng siêu âm để phá vỡ thủy tinh thể bị vẩn đục thành nhiều mảnh và hút ra ngoài.
2. Phẫu thuật thủy tinh thể trong bao
Phẫu thuật đục thủy tinh thể trong bao (ICCE) giúp khôi phục tầm nhìn cho bệnh nhân. Phương pháp này cần rạch một đường lớn ở vùng giao điểm của củng mạc và giác mạc nên quá trình lành vết thương sẽ kéo dài hơn.
3. Phẫu thuật thủy tinh thể ngoài bao
Trong quá trình phẫu thuật ngoài bao, bác sĩ sẽ rạch ở phần trên của mắt để loại bỏ phần nhân cứng của thủy tinh thể ra trước, chất đục còn lại được hút ra sau.
Thủy tinh thể sau khi loại bỏ sẽ được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo (IOL) qua lỗ mở trước đó. Với IOL, người bệnh thường có thị lực tốt hơn vì ánh sáng sẽ truyền tới võng mạc và không cảm thấy vướng.
Quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể PHACO
Phẫu thuật đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phương pháp an toàn nhưng một trường hợp vẫn có những rủi ro như:
- Sưng, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
- Mất thị lực hoặc tình trạng song thị.
- Thay đổi bất thường về nhãn áp.
- Bong võng mạc.
- Đục thủy tinh thể thứ phát (đục bao sau).
Các rủi ro trên bác sĩ có thể kiểm soát nhưng người bệnh nên điều trị sớm để giảm biến chứng. Ngoài ra, hãy đến bệnh viện nếu thấy các biểu hiện bất thường ở mắt và khám sức khỏe định kỳ.
Quy trình mổ đục thủy tinh thể
1. Thăm khám và tư vấn trước phẫu thuật
Một tuần trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra siêu âm để đo kích thước và hình dạng mắt của bệnh nhân, giúp xác định đúng loại thấu kính cần cấy ghép (ống kính nội nhãn, hoặc IOL).
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tư vấn về loại thấu kính nào phù hợp nhất và cân nhắc chi phí cho bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh sẽ được bác sĩ giải đáp về rủi ro có thể xảy ra.
2. Tiến hành phẫu thuật
Quá trình phẫu thuật được thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt bệnh nhân để làm giãn đồng tử.
- Gây tê cục bộ và tiêm thuốc an thần để giảm đau, tạo cảm giác thoải mái khi phẫu thuật. Người bệnh vẫn tỉnh táo trong khi phẫu thuật.
- Trong quá trình phẫu thuật, các chất vẩn đục được lấy ra và thủy tinh thể nhân tạo trong suốt được cấy vào.
Một số trường hợp, đục thủy tinh thể có thể được loại bỏ mà không cần cấy thủy tinh thể nhân tạo. Phẫu thuật đục thủy tinh thể thực hiện thường khoảng 10 – 15 phút, người bệnh chỉ cần ở lại khoảng vài giờ giờ để bác sĩ theo dõi, sau đó có thể về nhà.
Hầu hết bệnh nhân, cần đeo kính sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể. Nếu bị đục thủy tinh thể ở cả 2 mắt, bác sĩ thường lên lịch phẫu thuật lần thứ 2 sau khi mắt đầu tiên đã lành.
3. Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật
Bác sĩ kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc khác để ngăn nhiễm trùng, giảm viêm và kiểm soát nhãn áp. Đôi khi, thuốc có thể được tiêm vào mắt ngay tại thời điểm phẫu thuật.Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nên đeo miếng che mắt trong vài ngày sau phẫu thuật và tấm chắn bảo vệ khi ngủ cho đến khi hồi phục.
Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, thị lực của người bệnh sẽ cải thiện trong vòng vài ngày. Ban đầu tầm nhìn sẽ nhìn mờ, sau đó mắt sẽ lành lại và tự động điều chỉnh.
Người bệnh sẽ thấy ngứa, khó chịu mắt, sau vài ngày các triệu chứng sẽ hết và trong thời gian này không được dụi mắt để tránh tổn thương. Thông thường, cần 8 tuần để mắt trở về trạng thái bình thường.
Sau phẫu thuật, màu sắc nhìn được có thể sáng hơn vì thực tế người bệnh đang nhìn qua một lăng kính mới, rõ ràng hơn. Người bệnh cần nghỉ ngơi một lúc trong khu vực hồi phục bên ngoài phòng mổ. Trước khi về nhà, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt bệnh nhân.
Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu người bệnh gặp phải bất kỳ tình trạng nào sau đây:
- Mất thị lực.
- Cơn đau kéo dài mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau.
- Đỏ mắt.
- Sưng mí mắt.
- Ánh sáng nhấp nháy hoặc nhiều đốm mới nổi trước mắt.
4. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật
Để đánh giá kết quả sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem quá trình lành vết thương, tình trạng hồi phục của mắt và khắc phục các biến chứng (nếu có) qua các lần tái khám.
Chăm sóc và phục hồi sau mổ đục thủy tinh thể
1. Các cuộc hẹn tái khám
Người bệnh cần tái khám 1 – 2 ngày sau phẫu thuật. Sau đó, tiếp tục tái khám vào tuần tiếp theo và 1 tháng sau để theo dõi quá trình lành vết thương.
2. Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc tại nhà. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chi tiết cụ thể khi nào người bệnh tham gia lại các hoạt động thường ngày như:
- Lái xe.
- Bơi.
- Trang điểm mắt..
- Nâng vật nặng.
Một số lưu ý khi điều trị tại nhà sau phẫu thuật bao gồm:
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt do bác sĩ kê đơn.
- Không để nước, dầu gội đầu hoặc xà phòng dính vào mắt.
- Không dụi mắt hoặc tác động lực lên mắt.
- Đeo kính râm mỗi khi đi ra ngoài.
- Đeo tấm che mắt theo khuyến cáo của bác sĩ.
Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể mắt sẽ trở về hoạt động bình thường
Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể
Mặc dù, mổ đục thủy tinh thể khá an toàn nhưng vẫn không ngoại trừ các biến chứng có thể xảy ra. Sau phẫu thuật người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng sau:
1. Mờ mắt
Mờ mắt là hiện tượng bình thường ngay sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể. Thường hết sau vài ngày nhưng có thể lâu hơn trong một số trường hợp.
2. Mất thị lực
Một số trường hợp, phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể không hiệu quả và người bệnh có thể tiếp tục gặp các vấn đề về thị lực hoặc thị lực kém hơn sau phẫu thuật. Điều này phổ biến ở những người mắc các bệnh về mắt khác trước khi phẫu thuật.
Tình trạng song thị cũng có thể xảy ra tạm thời sau khi phẫu thuật, khi não điều chỉnh để hình ảnh mới được rõ ràng hơn.
3. Bong võng mạc
Võng mạc nằm sâu trong mắt, cảm nhận ánh sáng và gửi thông điệp đến não. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có nguy cơ bong võng mạc. Các triệu chứng của bong võng mạc như:
- Cảm thấy trong mắt như có một bức màn.
- Có hiện tượng “ruồi bay trước mắt”.
- Nhìn thấy những đốm sáng.
Các thắc mắc thường gặp về mổ thủy tinh thể
1. Đục thủy tinh thể có cần mổ không?
Có! Thị lực suy giảm do đục thủy tinh thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn lái xe hoặc đọc báo. Do đó, phẫu thuật sẽ loại bỏ đục thủy tinh thể vẩn đục và thay thế bằng thấu kính mới giúp mắt trở lại bình thường.
2. Mổ đục thủy tinh thể có phải nằm viện không?
Phẫu thuật đục thủy tinh thể thường điều trị ngoại trú, người bệnh không cần phải ở lại bệnh viện sau phẫu thuật. Phẫu thuật đục thủy tinh thể chỉ mất 10 – 15 phút và được tiến hành bởi bác sĩ khoa Mắt.
3. Mổ đục thủy tinh thể có phải kiêng gì không?
Ngoài việc nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước phẫu thuật, bệnh nhân nên kiêng uống các đồ uống cồn như rượu, bia ít nhất 24 giờ trước khi mổ đục thủy tinh thể.
4. Mổ đục thủy tinh thể có tái phát không?
Mổ đục thủy tinh thể không tái phát lại vì thủy tinh thể đục đã được loại bỏ và thay thế.
Bệnh viện Mắt Kon Tum có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng máy móc trang thiết bị, hiện đại nhập khẩu từ các nước Âu – Mỹ và luôn cập nhật phác đồ điều trị tiên tiến sẽ giúp quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thế diễn ra an toàn và hiệu quả cao.
Liên hệ ngay
🏥 BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ SÀI GÒN - GIA LAI
Địa chỉ: 126 Wừu - P. IaKring - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai
☎️ VP: 0269 365 6666 - 0977 789 625
📞 Hotline Bs: 097 1094079
🏥 TRUNG TÂM KIỂM SOÁT CẬN THỊ & NHƯỢC THỊ
Địa chỉ: Tầng 1 - Toà nhà 126 Wừu - Pleiku - Gia Lai
☎️ 0269 3599 079
Bs Hồng Điệp: 0983 227 793
🏥 BỆNH VIỆN MẮT KON TUM
Địa chỉ: 33 Triệu Việt Vương - P. Thống Nhất - Tp. Kon Tum
☎️ VP: 0260 3867007 - 036 2807989
📞 Bs: 097 1094079
Giờ làm việc:
- Buổi sáng: 7h30’ - 12h
- Buổi chiều: 13h - 16h30’
Bệnh viện Nhận khám và điều trị BHYT trên toàn quốc, không cần giấy chuyển viện
Có thể bạn quan tâm
Chúc Mừng Ngày Điều Dưỡng Việt Nam – Tôn Vinh Những Cống Hiến Thầm Lặng Cho Sức Khỏe Cộng Đồng
26/10/2024 10:42
BỆNH VIỆN MẮT KON TUM CHUNG TAY VÌ NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI 17/9
17/09/2024 10:00
BỆNH VIỆN MẮT KON TUM CHUNG TAY VÌ NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI 17/9....